Internal Link là gì? Tại sao cần phải xây dựng liên kết Internal Link? Đâu là cách tạo Internal Link tốt nhất để tối ưu Website hiệu quả? Nếu bạn đang thắc mắc những vấn đề vừa nêu trên, thì đây là bài viết bạn không thể bỏ qua. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin về liên kết nội bộ Internal Link. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Internal Link là gì?
Internal Link là hình thức liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác trên cùng 1 tên miền hay website. Liên kết nội bộ thường được ứng dụng trong việc điều hướng cũng như chia sẻ giá trị liên kết. Từ đó, góp phần giúp cho website của bạn cải thiện tốt hơn về thứ hạng trên trang tìm kiếm của Google. Internal Link tập trung nhiều hơn vào liên kết trong nội dung ở trên trang Web của bạn.
External Link là gì?
External Link là liên kết bên ngoài, nó được chia thành 2 loại, đó là Inbound Link và Outbound Link. Inbound Link (Backlink) là các liên kết trỏ đến trang web của bạn từ những website khác. Outbound Link là các liên kết trỏ đến những website khác từ trang web của bạn chuyển đổi.
Vì sao cần tạo Internal Link?
Từ khái niệm Internal Link là gì, bạn có lẽ cũng hiểu được lý do vì sao chúng ta cần tạo các liên kết nội bộ. Dạng link này không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện. Dưới đây là 3 lợi ích lớn nhất của việc tạo liên kết nội bộ:
Liên kết nội bộ có khả năng ảnh hưởng đến thứ hạng SEO
Theo quy tắc cơ bản nhất, thì sự uy tín trên mạng sẽ có sự chuyển đổi từ Website này qua Website khác qua các liên kết. Ví dụ, 1 trang A liên kết với 1 trang B, mà trang A được tín nhiệm, thì trang B cũng được thừa hưởng một phần nào đó. Đương nhiên là, nếu thứ hạng của trang A cao thì cũng sẽ làm tăng xếp hạng của trang B.
Độ tín nhiệm này thường được dân trong nghề gọi là “độ uy tín” (Authority). Đó là lý do tại sao liên kết nội bộ lại rất cần thực hiện trong quá trình làm SEO cho website. Mặc dù nó rất dễ và thường bị đánh giá thấp.
Internal Link điều hướng khách truy cập vào trang có tỷ lệ chuyển đổi cao
Chúng ta cần hiểu cụ thể những danh sách các bài viết ở trên Website cần Internal Link là gì. Thông thường, website của bạn sẽ có những loại nội dung đặc biệt và thu hút nhiều lượt truy cập nhất. Những bài viết này đa số là có thứ hạng cao vì được chạy quảng cáo GG Ads hoặc chúng có nhiều thông tin hữu ích với người dùng. Loại nội dung thứ hai là, một số trang có chứa những nội dung thôi thúc, và kêu gọi hành động, có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Vì thế, bạn có thể tiến hành liên kết trang có nhiều lượng truy cập đến trang kêu gọi hành động. Việc này sẽ giúp tạo ra một tác động đáng kể về Marketing. Mục tiêu nhằm chuyển đổi từ người dùng trở thành khách hàng tiềm năng, và lâu dài.
Internal link thúc đẩy khách truy cập hành động
Làm thế nào để thu hút thật nhiều khách truy cập vào Website? Lúc này, việc sử dụng Internal Link làm công cụ để nhắc nhở người dùng thực hiện tương tác là điều rất tuyệt vời. Bạn hãy tung ra hàng loạt các bài viết ở trên trang. Sau đó, bạn hãy sử dụng những dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, và khéo léo để dẫn dắt người dùng thực hiện hành động.
Những hành động mà khách truy cập có thể thực hiện như: Gọi điện hoặc đăng ký theo biểu mẫu có sẵn tại trang hay bài viết.
Phân loại liên kết nội bộ
Internal Link có thể chia làm 2 loại chính: điều hướng và theo ngữ cảnh. Cụ thể 2 loại như sau:
Navigational Internal Link là gì?
Đây là loại liên kết nội bộ bên trong giúp tạo nên một website cấu trúc điều hướng chính. Chúng thường sẽ được triển khai trên toàn trang Web và phục vụ với mục đích giúp người dùng tìm được những gì họ muốn. Đa phần, các doanh nghiệp sẽ để người dùng thấy thông tin cần tìm ngay ở Menu chính của Web, hoặc ở chân trang Website hay một thanh bên. Việc đặt vị trí của các thông tin này càng đơn giản càng tốt cho trải nghiệm của khách hàng.
Tìm hiểu Contextual Internal Link
Contextual Internal Link hay còn được gọi là liên kết nội bộ theo ngữ cảnh. Chúng thường được đặt ở trong nội dung chính của trang web. Đặc biệt, những Link ở trong văn bản hay được trỏ đến những trang có liên quan khác nhất. Hãy làm nổi bật các liên kết này trong bài và tô đậm chúng để kích thích người dùng nhấp vào. Lúc này, người truy cập sẽ được chuyển đến trang mà bạn muốn họ tìm thấy nhất.
Hướng dẫn tối ưu Website với liên kết nội bộ
Cùng tìm hiểu nguyên tắc và các bước tạo liên kết nội bộ để tối ưu SEO ngay sau đây.
Hướng dẫn chi tiết tối ưu Website với Internal Link
Bạn có thể tối ưu hóa website đạt chuẩn SEO bằng những liên kết nội bộ. Dưới đây là 6 bước giúp tối ưu Website bằng Internal Link. Đây là một trong những cách hữu hiệu để xây dựng Link Building.
- Bước 1: Xác định các Landing Page cần tối ưu để lên Top.
- Bước 2: Liệt kê những chủ đề và từ khóa cần xây dựng Internal Link nhất.
- Bước 3: Chọn Anchor Text có liên quan & phù hợp với nội dung của trang bạn cần trỏ Link.
- Bước 4: Xác định các quyền hạn trên Website của bạn cụ thể, chính xác.
- Bước 5: Sử dụng Internal Link để tăng thứ hạng cao cho các mục tiêu ở trên.
- Bước 6: Dùng Internal Link để tối ưu những nội dung mới cho trang web của bạn.
Nguyên tắc tối ưu liên kết nội bộ trong Website
Theo chia sẻ từ đơn vị chuyên SEO uy tín – Mona SEO, để quá trình tối ưu Website bằng Internal Link đạt hiểu cao, bạn cần thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Đặt Internal Link tại những Page có nhiều Backlink chất lượng trỏ về.
- Số lượng Internal Link và trang trỏ tới trong Web thích hợp, đầy đủ.
- Đặt Link phù hợp, đúng với mục tiêu tìm kiếm của người dùng.
Cách kiểm tra các liên kết nội bộ hiện có của Website
Hướng dẫn kiểm tra liên kết nội bộ
Để thực hiện việc này, đầu tiên bạn hãy đi tới công cụ SEMrush và tiến hành nhập tên miền Page của bạn vào. Sau đó, những báo cáo có sẵn thông qua SEMrush sẽ cho bạn biết được liên kết nội bộ nào đang xuất hiện.
Báo cáo này cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan, toàn diện nhất về cấu trúc liên kết nội bộ hiện tại ở Website. Qua đó giúp bạn có thể lập kế hoạch chiến lược cho trang Web của mình.
Các vấn đề thường gặp với Internal Link
Một số vấn đề hay gặp với Internal Link trên bảng báo cáo trên, cùng tham khảo để có cách khắc phục nhé!
- Liên kết hỏng
- Liên kết không thể thu thập được thông tin
- Quá nhiều Internal Link ở trên trang
- Thuộc tính Nofollow trong liên kết nội bộ
- Page Crawl Depth vượt quá 3 lượt Click
- Tất cả các trang chỉ có 1 Internal Link
- Chuyển hướng hoàn toàn (Redirect 301)
- Chuyển hướng theo chuỗi và vòng lặp
- Chuyển hướng các liên kết HTTPS sang HTTP
Trên đây, bài viết đã chia sẻ những thông tin xoay quanh Internal Link là gì? Đồng thời, hướng dẫn cho bạn các bước tạo liên kết nội bộ để tối ưu SEO. Mong rằng, những thông tin sẽ hữu ích với bạn đọc, giúp mở mang thêm kiến thức về SEO cho bạn hơn. Việc tạo liên kết nội bộ không quá khó khăn. Do đó, bạn hãy thực hiện việc đi link nội bộ cho bài viết. Nó cũng là cách giúp bạn tối ưu Website tốt hơn.
>>> Đọc thêm: Chuẩn SEO là gì? Các bước viết bài chuẩn SEO